Retail

Từ “Sinh tồn” đến “Hồi sinh”: Công nghệ đã tái sinh doanh nghiệp hậu Covid-19 như thế nào?

Covid-19 đã biến nền kinh tế thế giới thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, diễn biến với tốc độ và quy mô chưa từng có từ trước đến nay khi nó ảnh hưởng đến mọi “ngóc ngách. Không có ngành nghề nào là không miễn nhiễm, một số “nhờ” Covid mà phát triển cực kỳ mạnh mẽ như thương mại điện tử e-commerce là một ví dụ điển hình, nhưng rất nhiều số khác “vì” Covid mà phải điêu đứng, sa thải hàng loạt nhân viên và nhiều công ty lần lượt phá sản vì không thể “sinh tồn” trong mùa Covid.

Đến bây giờ, sau một quá trình chiến đấu chống lại bệnh dịch và hậu quả mà nó mang lại, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng hồi sinh vì đã có những biện pháp thông minh, chiến lược đúng đắn có thể phục hồi tình hình kinh doanh vào tình trạng “ổn định”. Vậy đâu là lý do giúp doanh nghiệp thay đổi, thích ứng để phát triển tích cực như thế? Câu trả lời là nhờ vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo A.I, nó đã “tái sinh” và thay đổi các cách thức vận hành trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

A.I trong Y tế

Andy Shin, Giám đốc điều hành tại Trung tâm đổi mới Y tế AHA đã nói rằng Covid định hình lại việc chăm sóc sức khỏe thông qua công nghệ. Theo báo cáo thông tin thị trường của AHA, “AI & Care Deliver” khám phá các tác động của việc sử dụng A.I để cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc và đóng vai trò như một nguồn lực quý giá cho các bệnh viện và hệ thống y tế. Những tiến bộ trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo, telehealth, cộng tác viên ảo và các đổi mới trong kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ tiếp tục thay đổi ngành y tế trong tương lai.

Các bệnh nhân luôn phải trong tình trạng chờ đợi đăng ký thông tin tại bệnh viện

Một ví dụ cho việc áp dụng những giải pháp sử dụng công nghệ A.I có thể hỗ trợ các bệnh viện trong và sau Covid đó là hệ thống ki-ốt được tích hợp công nghệ OCR trích xuất thông tin trên Giấy tờ tùy thân để xác minh thông tin cho phép bệnh nhân có thể tự đăng ký thông tin trước khi vào khám mà không cần phải xếp hàng chờ đợi. Ngoài ra hệ thống có thể tích hợp với camera đo thân nhiệt và nhắc nhở bệnh nhân thực hiện các tiêu chuẩn y tế để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng. Điều đặc biệt ở đây là không cần đến hàng chục bảo vệ canh gác và nhắc nhở vì hệ thống với A.I thông minh tự động thông báo về người quản lý đồng thời không cho phép mở cửa khi bệnh nhân chưa hoàn thành xong thủ tục. Các bệnh viện ở Việt Nam có thể sử dụng giải pháp thông minh này ngay cả không phải trong mùa Covid vì hầu hết các bệnh viện ở đây hằng ngày đều đón đến hàng trăm bệnh nhân, luôn trong tình trạng “ùn tắc”, việc có mỗi hệ thống này ngay tại các sảnh hay khu vực đông bệnh nhân là điều hoàn toàn cần thiết.

Giải pháp Self Check-in Kiosk dành cho bệnh viện được phát triển bởi EyeQ Tech

Ngoài ra, công nghệ nhận diện gương mặt Face Recognition trong lĩnh vực A.I còn hỗ trợ việc giữ xe thông minh hơn trong các bệnh viện lớn, số lượng người ra/vào liên tục và khó kiểm soát. Lúc này, với camera được tích hợp công nghệ thông minh (không còn nhờ đến người quẹt thẻ giữ xe), chỉ mất khoảng 30 giây để hệ thống tự động ghi nhớ thông tin sua đó đối chiếu hình ảnh gương mặt và biển số xe được lưu trên hệ thống cho phép người ra/vào bãi xe nhanh chóng, dễ dàng.

Giải pháp giữ xe thông minh dành cho bệnh viện được phát triển bởi EyeQ tech

A.I trong du lịch, khách sạn

Hiện nay, ở Việt nam người dân đã có thể du lịch trong nước nhưng vẫn phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang để phòng chống lây nhiễm. Tuy nhiên, việc đi lại của các hành khách du lịch vẫn đang ở mức hạn chế ở các nước khác. Và các công ty du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn sân bay đang đưa ra những quyết định nhanh chóng ảnh hưởng đến sự sống còn của họ.

Có thể nói du lịch ngày nay được tối ưu hóa cho quá trình hoạt động, vận hành hiệu quả và nhanh chóng hơn. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng và tái cấu trúc, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có những chiến lược để định hình lực lượng lao động và đưa ra những quyết định như cắt giảm dịch vụ không cần thiết hoặc giảm nhân viên lao động.

Screening passengers, check in airport group of mix race passengers standing in queue to counter, departures board concept flat design. travel and tourist Premium Vector
Khách hàng xếp hàng dài để hoàn thanfnh thủ tục check-in ở sân bay

Theo Accenture, các hãng hàng không, doanh nghiệp khách sạn sẽ cần phải suy nghĩ lại một cách toàn diện về mô hình kinh doanh của họ theo hướng đặt “khách hàng” ở trung tâm thay vì hướng đến lợi ích tạm thời. Nói một cách khác, muốn được hồi sinh, doanh nghiệp cần tập trung đem đến những trải nghiệm khách hàng tốt nhất vì đó chính là lợi thế cạnh tranh duy nhất ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Sự có mặt của A.I hỗ trợ và đơn giản hóa mọi quy trình hoạt động sẽ là bước đệm giúp các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thể phục hồi trong thời gian sắp tới.

Một lần nữa giải pháp Ki-ốt được tích hợp công nghệ A.I cho phép khách check-in hoàn toàn tự động được áp dụng trong hàng không và khách sạn. Đối với khách sạn, Ki-ốt còn được tích hợp với hệ thống PMS giúp các nhà quản lý có thể theo dõi dữ liệu theo thời gian thực, ngoài ra các bên thứ ba có thể hợp tác với khách sạn để cung cấp những dịch vụ thêm, tiếp cận đến các khách du lịch dễ dàng và thuận tiện hơn. Đối với sân bay, ngoài giải pháp ki-ốt tự check-in, có thể lắp đặt hệ thống camera self check-out giúp quy trình rà soát, kiểm tra hành lý một cách thông minh, nhanh chóng.

Giải pháp Self Checkin Kiosk dành cho Sân bay và Khách sạn được phát triển bởi EyeQ Tech

A.I trong ngân hàng

Ngành ngân hàng ngay từ trước khi đại dịch bùng nổ là ngành luôn có những ứng dụng công nghệ đổi mới qua nhiều giai đoạn. Vì tính chất đòi hỏi sự bảo mật, riêng tư và an toàn thông tin dành cho khách hàng, nhiều công nghệ đã được áp dụng để giải quyết những bài toán khó mà các ngân hàng cần phải giải quyết. Một giải pháp vượt bật thay đổi phương thức hoạt động là ứng dụng quy trình eKYC – định danh khách hàng điện tử đang được các ngân hàng ở Việt Nam quan tâm.

Từ giai đoạn cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2020, từ khóa “eKYC” liên tục xuất hiện, hình ảnh con người cùng với mô hình trí tuệ nhân tạo với hàng loạt tên gọi “ngân hàng số”, “tiên phong trong eKYC”, họ “đua nhau làm định danh điện tử” không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Giải pháp này đã có từ lâu nhưng đến bây giờ nó mới thực sự phát triển và được ứng dụng rộng rãi ở thị trường Việt Nam vì mối quan tâm hàng đầu của con người bây giờ là sức khỏe và sự tiện ích.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc ngân hàng TPBank cho biết “eKYC đang thay đổi cách nhìn nhận của khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Giờ đây tiếp cận các dịch vụ ngân hàng không chỉ đơn thuần là phải bước vào các phòng giao dịch mà hoàn toàn có thể ngồi ở bất cứ đâu và sử dụng mọi dịch vụ ngân hàng, từ mở tài khoản tới giao dịch thanh toán, chỉ với một chiếc điện thoại”.

Nói theo cách khác, thay vì buộc khách hàng phải di chuyển đến phòng giao dịch để thực hiện mở tài khoản trong giờ hành chính, với một loạt thủ tục giấy tờ đi kèm, công nghệ eKYC giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng khi hoàn toàn tự động mọi quy trình chỉ trong vài phút.

Giải pháp eKYC được phát triển bởi EyeQ Tech với cam kết đem đến hiệu quả tốt nhất và mức giá tốt nhất cho doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức do cuộc khủng hoảng Covid-19 đặt ra, cho dù kết quả có ra sao thì nhiều doanh nghiệp đã và đang có được những giải pháp nhờ vào sự phát triển vượt bật của công nghệ A.I. EyeQ Tech chúng tôi hi vọng những ứng dụng mà A.I có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành, tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu hiệu quả khi mà họ có thể đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Là đối tác kinh doanh được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam và ở các nước khác, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và cung cấp giải pháp khi bạn cần!

19/10/20

REQUEST FOR DEMO




QUICK LINKS

STAY CONNECTED

028 7108 8680 (Hotline)
Room 903, 9th Floor, Diamond Plaza Building, 34 Le Duan, Ben Nghe Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam